- 11/03/2020
- 5957 lượt xem
- Giới thiệu
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hà thị Ngọc Oanh tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà nội năm 1977 (ngành Vật lý). Theo yêu cầu của Chính phủ về việc bổ sung nhân lực cho ngành giáo dục sau giải phóng miền Nam, bà vào Sài Gòn cùng với các giáo viên khác giảng dạy tại trường Bổ túc Công nông miền Nam (Thủ Đức), với mục tiêu bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho những cán bộ – chiến sĩ cách mạng, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
SƠ LƯỢC VỀ PHÓ GIÁO SƯ - TIẾN SĨ HÀ THỊ NGỌC OANH; VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hà thị Ngọc Oanh tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà nội năm 1977 (ngành Vật lý). Theo yêu cầu của Chính phủ về việc bổ sung nhân lực cho ngành giáo dục sau giải phóng miền Nam, bà vào Sài Gòn cùng với các giáo viên khác giảng dạy tại trường Bổ túc Công nông miền Nam (Thủ Đức), với mục tiêu bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho những cán bộ – chiến sĩ cách mạng, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Từ năm 1992, nhận thấy nền kinh tế của đất nước có nhiều chuyển biến tích cực theo xu hướng hội nhập, bà đã chủ động đăng ký học đại học bằng 2, ngành Ngoại thương tại trường Đại học kinh tế Tp.HCM; sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế bà tiếp tục nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế để nhận bằng Thạc sĩ ngành Ngoại thương năm 2000 và bằng Tiến sĩ Quản lý Kinh tế năm 2004 tại Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Thương mại). Bà cũng là chủ biên của một số giáo trình được thừa nhận có chất lượng cao và đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học trong lĩnh vực kinh tế (như nghiệp vụ ngoại thương, đầu tư quốc tế…) và Quản lý nhà nước về kinh tế; trong đó có Giáo trình KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ được bạn đọc công nhận nằm trong 100 cuốn sách BEST SELLER từ năm 2018.
Từ năm 2002 đến 2005 bà là nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu thương mại (Viện NCTM) thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), với nhiệm vụ chính là theo dõi và viết báo cáo về tình hình phát triển thương mại ở các tỉnh phía Nam; tham dự các cuộc họp giao ban về định hướng phát triển thương mại quốc gia tại một số cơ quan Trung ương (văn phòng phía Nam) hoặc tại Văn phòng Chính phủ phía Nam (số 7 Lê Duẩn Phường Bến Nghé – Quận 1), đồng thời tham gia (hoặc làm chủ nhiệm) các để tài nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển thương mại quốc gia và một số tỉnh phía Nam.
Cũng trong khoảng thời gian này bà là đại diện cho Viện NCTM giữ chức vụ Giám đốc chương trình hợp tác liên kết với Đại học Nam Columbia – Mỹ (CSU - Columbia Southern University) đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh (MBA, DBA)
Với những đóng góp tích cực cho nền giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nhiều năm, bà được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận học hàm Phó Giáo sư từ năm 2010 và được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng thưởng huy chương Vì sự nghiệp giáo dục.
Từ tháng 8 năm 2005 đến năm 2014 bà là giảng viên Học viện Hành chính quốc gia – Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, giảng dạy một số môn liên quan đến Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, Quản lý dự án đầu tư, Quản lý tài chính công cho các lớp đại học, thạc sĩ, chuyên viên chính trong hệ thống quản lý nhà nước; đồng thời phụ trách bộ phận nghiên cứu khoa học của Cơ sở phía Nam.
Ngoài việc tham gia phản biện và làm chủ nhiệm các đề tài khoa học, bà còn tham gia hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh bảo vệ thành công các luận án thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các ngành Quản lý nhà nước (của cơ sở Học viện hành chính quốc gia) và một số ngành liên quan đến kinh tế ở một số trường đại học trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh phía Nam.
Từ năm 2012 bà ký hợp đồng cộng tác viên với Trường Đại học Hoa Sen (HSU) để xây dựng chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế, hệ đại học (trước đó HSU chỉ có hệ Cao đẳng đào tạo sinh viên ngành Ngoại thương). Từ năm 2014 đến tháng 5 năm 2020 bà chính thức là giảng viên của HSU và giữ vị trí Trưởng bộ môn Kinh doanh quốc tế, thuộc khoa Kinh tế và Quản trị; trong thời gian lãnh đạo bộ môn KDQT bà đã có nhiều sáng kiến, chủ động đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tăng khả năng ứng dụng cho sinh viên, góp phần làm tăng sức hấp dẫn của ngành. Bà cũng là người chấp bút xây dựng mới chương trình đào tạo cho các ngành Logistics, Thương mại điện tử hướng tới đào tạo theo nhu cầu xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho bộ môn KDQT luôn có mức tăng trưởng về tuyển sinh cao nhất trường liên tiếp trong những năm gần đây (2014 – 2020).
Những dấu ấn để lại của PGS.TS. Hà thị Ngọc Oanh trong thời gian là Trưởng bộ môn Kinh doanh quốc tế:
1. Cùng với các giảng viên của ngành xây dựng 3 chương trình đào tạo cho 3 ngành với chất lượng cao: Ngoại thương – Logistics – Thương mại điện tử. Nhiều môn học trong các chương trình này gắn liền với nhu cầu xã hội mà chưa có trường nào đào tạo.
2. Thiết kế đề cương các môn học mới; chỉnh sửa đề cương các môn học cũ cho tương thích với yêu cầu ngành nghề. Chuẩn hóa chương trình đào tạo và các mẫu biểu phục vụ cho đào tạo như phiếu chấm điểm đề án môn học, phiếu chấm điểm báo cáo thực tập….
3. Số lượng sinh viên học đại học ngành KDQT, Logistics và Thương mại điện tử tăng từ số 0 (năm 2012) lên đến gần 2.000 sinh viên (tại thời điểm sau khi tuyển sinh vào tháng 10 năm 2019); Năm học mới 2020 số học sinh quan tâm đến các ngành KDQT, TMĐT và Logistics đến tháng 6 năm 2020 đã vào khoảng 1.000 em.
4. Cùng với các doanh nghiệp có uy tín (Cảng Tân cảng; Công ty đào tạo nguồn nhân lực Ngân hàng Viet-Vitory) đi tiên phong (trong toàn hệ thống các trường đại học) xây dựng chương trình đào tạo gắn lý thuyết với thực hành, đưa sinh viên đến hiện trường để học cách làm “kinh doanh quốc tế”, từ đó tạo hứng thú cho sinh viên, tăng thêm tính hấp dẫn của ngành đối với người học và phụ huynh học sinh.
5. Tỉ lệ sinh viên ngành KDQT có việc làm sau khi tốt nghiệp lên đến trên 85%; nhiều em có việc làm ngay từ năm thứ ba (khi chưa tốt nghiệp đại học) với mức lương khá cao. Nhiều sinh viên giữ chức vụ Trưởng phòng kinh doanh, hoặc nắm giữ các bộ phận trọng yếu của một công ty ngay sau khi tốt nghiệp….
Từ ngày 1 tháng 4 năm 2021 Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen ra quyết định thành lập Viện Đào tạo Sau đại học, đồng thời quyết định bà giữ nhiệm vụ Viện trưởng Viện đào tạo Sau đại học của trường Đại học Hoa Sen với nhiệm vụ quản lý các chương trình đào tạo Thạc sĩ, đồng thời xây dựng các chương trình đào tạo Tiến sĩ của nhiều ngành: MBA, Quản trị Logistics, Quản lý Kinh tế, Ngôn ngữ Anh, Tài chính ...
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG